Bệnh mạn tính

Thực phẩm quân bình cho trẻ khỏe mạnh và thông minh

Cập nhật778
0
0 0 0 0
Kinh nghiệm dân gian: trẻ em hiếu động mới là trẻ em khỏe; “té” nhiều mới mau lớn. Thử hôm nào chúng ta chơi đùa với con trẻ một buổi là ta biết con trẻ đang khỏe như thế nào. Con trẻ chạy nhảy suốt buổi không biết mệt mỏi, trong khi đó chơi với chúng một chút ta đã thấy bở hơi tai. Vậy nên con trẻ mang tính dương và con trẻ rất hiếu động.Dương lực là sức khỏe và trí tuệ của bé. Dương lực giúp con trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Làm sao giữ được cái dương lực này cho bé là điều quan trọng đối với cha mẹ?
1. Một trong những cách giữ dương lực cho con trẻ là tránh những thức ăn mang nhiều tính âm. Vì âm nhiều sẽ phá hoại dương.
- Những thức ăn mang tính âm là đồ ngọt sử dụng đường saccharose như: kẹo, bánh, chè, nước ngọt, sữa.
- Những thức ăn lạnh cũng mang tính âm như nước đá, kem, thức ăn, thức uống để trong tủ lạnh hoặc ướp lạnh.
- Nước cũng mang tính âm nên uống nước vừa đủ, không uống nhiều nước. Uống nước nhiều sẽ hại đến thận. Theo Đông y, thận chủ não tủy, nên thận yếu kéo theo trí thông minh kém.
- Trái cây cũng mang tính âm nên ăn ít, không nên ăn nhiều; nếu đang bệnh thì không được ăn.
Những thức ăn mang tính âm
Những thức ăn âm sẽ phá mất đi dương lực của con trẻ. Ai cũng biết dương hút âm, trái dấu hút nhau, âm thịnh thì dương suy. Đến đây chúng ta hiểu tại sao con trẻ thích ăn kẹo, thích ăn kem (vừa lạnh vừa ngọt là âm nhiều), thích những thức ăn, thức uống mang tính âm. Con trẻ mang tính dương nên hút thức ăn mang tính âm. Hiểu đặc tính này chúng ta giữ được dương lực cho con trẻ bằng cách hạn chế hoặc không cho con trẻ sử dụng những thức ăn, thức uống mang tính âm. Giữ được dương lực là giữ được sức khỏe và trí tuệ của con trẻ.

2. Tốt hơn hết là cho con trẻ ăn những thức ăn quân bình âm dương.
Thức ăn quân bình đó là hạt cốc (ngũ cốc) như gạo lức, bắp, bo bo, hạt kê (ở Việt Nam) và lúa mì, lúc mạch, hắc mạch, kiều mạch (ở nước ngoài).
Cơm gạo lứt – thức ăn quân bình
Thức ăn phải tự nhiên, không trái mùa, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học trong khi trồng, không hóa chất trong quá trình bảo quản và chế biến… Tổ tiên mình đã khẳng định người ăn gạo lức là người đứng đầu qua sự tích “Bánh Chưng Bánh Dầy”. Lang Liêu, người con thứ 18 của Vua Hùng, nhờ sử dụng gạo và nếp làm bánh để dâng cúng tổ tiên mà được vua cha chọn truyền ngôi cho.
Thịt đỏ, trứng mang tính dương nhiều
Theo trục âm dương thức ăn, cá dương hơn gạo lức nhưng âm hơn thịt, trứng dương hơn thịt nhưng lại âm hơn tương tamari. Muối là thịnh dương (dương nhiều).  Tiên sinh Ohsawa nói “nếu ăn liền một lúc 50g muối, chúng ta sẽ chết ngay lập tức nhưng nếu không ăn muối, chúng ta sẽ chết từ từ”. Trứng cũng là món thịnh dương, ăn nhiều sẽ hại đến gan và thận, gây bệnh cho hai cơ quan này. Trẻ em ăn nhiều món dương sẽ nhỏ con, gầy nhom, lớn lên trở nên cực đoan. Tại sao thịt, cá, trứng lại không tốt cho cơ thể trẻ? Bởi vì đó là những món dương. Dương thì hút âm. Trong ngày, các món thịt, cá, trứng còn dương nhưng sau hai, ba ngày chúng đã biến thành hôi thối, tức chuyển thành âm. Hôi thối tức là âm. Khi hôi thối chúng tạo ra các chất độc, mà chất độc cũng mang tính âm. Cho nên khi vào cơ thể hai, ba ngày, chúng sẽ gây nhiễm độc và gây âm hóa cơ thể. Rau củ để hai, ba ngày không hôi thối bằng trứng, thịt, cá. Ăn những thức ăn “âm quá” cũng không tốt hoặc ăn những thức ăn “dương quá” cũng không tốt cho sức khỏe.
 Theo trục thức ăn, ngoài gạo lức, những thức ăn nên sử dụng là đậu hạt, rau củ và rong biển. Tại sao lại ăn những thực phẩm này, những thực phẩm hơi âm? Vì con người biết sử dụng lửa và muối là hai yếu tố thịnh dương để làm quân bình thức ăn hơi âm. Nên chúng ta phải cho con trẻ ăn thức ăn nấu chín, không nên sử dụng thức ăn chưa nấu chín. Tuy nhiên trong rau củ có những thức ăn thịnh âm không nên sử dụng như cà (các loại), măng, chao, nấm, đậu hũ, khoai tây, dưa leo… Để dương hóa những thực phẩm thịnh âm này, chúng ta cần nhiều thời gian, muối và lửa, nên tốt hơn hết là không sử dụng chúng.

Cách nhận biết một đứa trẻ âm hoặc dương Dương có tính chất hướng tâm, co rút, thu giữ; âm có tính ly tâm, trương nở, ly tán.
- 
Về dáng vẻ bên ngoài, một đứa trẻ khỏe mạnh là đứa trẻ quân bình, có thân hình cân đối. Đứa trẻ âm có thân hình mập và cao trong khi đứa trẻ dương ốm và lùn.
- Về hoạt động, đứa trẻ dương thường hiếu động, nhanh nhẹn và đứa trẻ âm kém hoạt động, chậm chạp. Những đứa trẻ bị cận thị thường là âm vì ăn nhiều thức ăn âm. Thức ăn âm làm thủy tinh thể trương nở, gây cận thị. Những đứa trẻ hay quấy, la khóc thường là âm. Những đứa trẻ hung hăng thường là dương. Những đứa trẻ hay đau bệnh thường là âm. Một đứa trẻ quân bình là đức trẻ khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, hiền hòa, dễ dạy bảo, nhạy cảm, sáng tạo. Những đứa trẻ quân bình sẽ thương người và vạn vật xung quanh. Những đứa trẻ thường hay gây khó chịu cho người khác là những đứa trẻ mất quân bình âm dương.
Nuôi dưỡng con trẻ khỏe mạnh và thông minh
Một đứa trẻ quân bình là đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, hiền hòa, dễ dạy bảo, nhạy cảm và sáng tạo. Những đứa trẻ quân bình có tính thương người và vạn vật xung quanh. Gạo lứt có tính quân bình Âm Dương nên ăn gạo lứt sẽ giữ được tính quân bình cho cơ thể.

>> 
Thai giáo - Chìa khóa vàng giúp con yêu phát triển toàn diện
 
NguồnThực dưỡng Khai Minh
Lượt xem05/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng