Bệnh mạn tính

Chế độ ăn uống giúp đẩy lùi bệnh gai cột sống

Cập nhật1789
0
0 0 0 0
Hiện nay, gai cột sống lưng là bệnh lý dễ mắc phải nhưng rất khó chữa trị. Không chỉ vậy, nếu không sớm điều trị, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như gai cột sống chèn ép dây thần kinh. Ngoài việc kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý về thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nên làm gì và nên kiêng gì để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn cải thiện được sức khỏe của mình.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Để đẩy lùi được bệnh gai cột sống nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tránh xa những thực phẩm sau:
- Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt chó…): Mặc dù các loại thịt này chứa nhiều đạm nhưng thành phần đạm không cân đối và rất khó tiêu hóa, hấp thu. Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng thoái hóa các acid amin dư thừa. Kết quả là acid uric và các chất chuyển hóa lắng đọng ở các khớp và xương gây đau, làm nặng thêm tình trạng gai cột sống.
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật cung cấp nhiều năng lượng và các chất béo bão hòa có hại cho cơ thể. Hậu quả là thừa cân, béo phì và hàng loạt bệnh đi kèm khác. Đặc biệt với người gai cột sống, thể trọng tăng sẽ làm tăng áp lực lên các xương khớp ở cột sống, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và mọc gai xương.
- Tránh sử dụng thực phẩm nhiều phụ gia: Các loại thực phẩm nhiều phụ gia như nước ngọt có gas, giò chả, lạp xưởng, đồ ngọt chứa đường hóa học… gây nhiều tác hại cho người bị gai cột sống. Các loại phụ gia trong thực phẩm rất khó kiểm soát về thành phần và chất lượng. Nhiều trong số chúng gây độc khi sử dụng quá nhiều. Chúng tích lũy ở các khớp xương hoặc làm rối loạn quá trình đổi mới của xương khớp. Kết quả là đẩy nhanh sự thoái hóa của các khớp xương, nặng thêm tình trạng gai xương.
- Kiêng các chất kích thích: Các loại rượu, bia, thuốc lá… gây tổn hại cho hệ cơ xương khớp thấy rõ. Đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của chúng trên người gai cột sống. Có thể kể đến là giảm hấp thu canxi, giảm lắng đọng canxi vào xương, giảm hoạt động của tạo cốt bào, tăng hủy xương… Kết quả gây loãng xương, thoái hóa nhanh xương khớp mà gai xương chính là một biểu hiện.
- Không ăn các loại thực phẩm qua tinh chế: Các loại mì khô, miến, bột tinh… chứa rất nhiều carbonhydrate đơn thuần. Chúng cung cấp nhiều năng lượng mà giá trị dinh dưỡng không cao. Ăn quá nhiều các thực phẩm này gây tăng cân, dẫn đến tăng tải trọng cho cột sống, nặng thêm bệnh thoái hóa xương khớp. Mặt khác, chúng gây no lâu, khiến cơ thể không hấp thụ đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để cung cấp cho nhu cầu chuyển hóa, thay cũ đổi mới ở các khớp và xương.
 
Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân có thể hạn chế, đẩy lùi triệu chứng gai cột sống hiệu quả. Những loại thức phẩm hổ trợ chữa trị bệnh gai cột sống:
- Thực phẩm chứa nhiều canxi: Việc bổ sung Canxi vào cơ thể sẽ giúp cột sống thêm chắc khỏe. Đồng thời, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương xảy ra ở cột sống bị gai. Do đó, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như: cá hồi, tôm, cua và đặc biệt là các loại sữa để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin D: Một trong những vai trò thiết yếu nhất của vitamin D là giúp cơ thể hấp thu canxi nhanh hơn. Ngoài ra, loại vitamin này cũng đóng nhiều vai trò quan trọng khác:Hỗ trợ sự phát triển của hệ xương khớp, kiểm soát sự tăng trưởng của tế bào trong xương, ức chế phản ứng viêm nhiễm xảy ra tại vùng cột sống bị tổn thương do sự cọ xát của gai, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh,...Ngoài ăn thực phẩm giàu vitamin D như nấm, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, bệnh nhân nên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời để bổ sung vitamin D một cách tự nhiên.
- Thực phẩm chứa vitamin K: Vitamin K trong thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị gai cột sống. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác động của vitamin K trong việc tăng mật độ xương và ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K người bệnh có thể tham khảo sử dụng trong bữa ăn hàng ngày là phô mai, trứng, rau lá xanh,…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Thực phẩm chứa vitamin C giúp quá trình làm lành và phục hồi tổn thương mô nhanh hơn. Đây cũng là khoáng chất cần thiết để kích thích sự sản sinh của Collagen, một trong những thành phần hình thành nên sụn khớp.
- Thực phẩm chứa nhiều Kali: Thực phẩm chứa nhiều Kali ngăn chặn những ảnh hưởng của việc ăn mặn đến mật độ xương trong cơ thể người bệnh nhờ quá trình loại bỏ muối thừa tích tụ. Người bệnh có thể ăn các loại thực phẩm như chuối, bí đỏ, khoai tây, khoai lang,… để bổ sung Kali hàng ngày.
 
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Trong sinh hoạt, học tập và làm việc, người bệnh nên từ bỏ các thói quen xấu gây tổn thương cột sống sau đây:

– Ngồi hoặc nằm quá lâu: thói quen này sẽ làm co rút cơ gấp vùng hông và gây gù lưng. Bạn nên đứng dậy và đi dạo ít nhất 20 phút sau vài giờ ngồi hoặc nằm.
– Nằm sấp khi ngủ: tư thế này sẽ gia tăng áp lực chèn ép lên vai cổ, gây ra cơn đau cổ kéo dài. Bạn có thể kê thêm 1 chiếc gối ở bên dưới đầu gối khi ngủ nhằm tránh tình trạng cong lưng.
– Cúi cổ, gù lưng nhìn vào màn hình điện thoại quá lâu: khi uốn cong cổ và đưa đầu về phía trước sẽ khiến trọng lượng tăng lên, tạo ra nhiều áp lực chèn ép lên xương cột sống. Vì vậy, bạn nên tập đứng thẳng, giữ cổ thẳng theo hướng nhìn về phía trước.
– Ngồi chùng lưng, thõng vai, ngồi bắt chéo chân sẽ gây nhiều áp lực lên cột sống, gây mất cân bằng hệ xương hông và thắt lưng.
– Đẩy vị trí ghế lái quá xa tay lái ô tô khi điều khiển: tư thế này có thể gây gù lưng khi lái xe, ảnh hưởng không tốt đến cột sống.
 
Đồng thời, người bệnh nên tập duy trì các tư thế tốt cho cột sống như:

– Thường xuyên thực hiện các động tác duỗi, thả lỏng cơ thể sau một ngày hoạt động, làm việc. Với những ai có thói quen ưỡn ngực nên tập trung thả lỏng phần cơ hông và cơ lưng. Người có tư thế lưng gù nên thả lỏng nhiều phần cơ ngực trước, cơ đùi sau.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: áp dụng các bài tập vận động tác động lên các nhóm cơ bụng, không chỉ tập trung đơn thuần vào nhóm cơ 6 múi mà còn các nhóm cơ liên sườn như là bài tập nâng tạ ngang hay bài tập mông theo tư thế đứng lên, ngồi xuống (squat) để tác động đến các nhóm cơ.
– Kết hợp thực hiện các bài tập hông với thanh lăn để giảm mỡ và tăng cường cơ hông, cơ bụng.
– Chơi những môn thể thao tốt cho người bị gai cột sống như bơi lội, yoga, đạp xe,…
– Chọn lựa loại giường có thiết kế và chất liệu tạo cảm giác thoải mái nhất khi nằm và mang lại giấc ngủ ngon.
– Có tư thế nằm ngủ phù hợp, không kê gối quá cao, nên nằm ngửa mặt lên trần nhà, 2 tay thả lỏng. Nếu nằm nghiêng nên sử dụng thêm gối ôm dạng dài để vừa tạo cảm giác thoải mái khi ngủ, vừa giúp nâng cao đầu gối khi nằm nghiêng và hạn chế cảm giác trống trải của cánh tay khi ngủ.

Bài viết liên quan











 
Nguồnnguồn tin tổng hợp
Lượt xem05/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng