Bệnh mạn tính

Hoa quả - Ăn như thế nào là tốt?

Cập nhật1600
0
0 0 0 0
Có lẽ đây là chủ đề gây tranh cãi nhất giữa các trường phái. Có quá nhiều các quan điểm trường phái trái ngược nhau về hoa quả. Thực dưỡng thì cho rằng không nên ăn hoa quả nhiều. Có trường phái thì ăn càng nhiều hoa quả càng tốt, ăn nấy được vì thấy tốt, đẹp da, chống lão hóa, bổ não bổ này nọ. Có trường phái dùng hoa quả để chữa bệnh. Thực hư ra sao?

Bạn theo trường phái nào?
Thật là khó để nói bên nào đúng sai vì tiêu chuẩn nào để nói là tốt hay đúng bây giờ? Vì bên nào cũng đưa ra bằng chứng để chứng minh tốt xấu cả.
Theo tôi thì chỉ có trải nghiệm mới biết được bởi lý thuyết hay một triết lý nào đó thì nó vẫn mãi chỉ là lý thuyết xám xịt và khó tin. Có những vấn đề có thể rút ra ngay kết luận sau vài lần trải nghiệm vi dụ ăn chua thì ê răng nên suy ra ăn chua hại răng. Uống phan tả diệp thì xổ ruột nên có thể thấy phan tả diệp có tính thải độc mạnh. Uống cà gai leo thì một thời gian sau thấy lên mụn thì kết luận là thải độc mạnh. Nhưng có những vấn đề phải mất vài ba năm để biết được kết quả, mà không chỉ vậy, vài ba năm nó còn không rõ ràng hoặc lúc đó người ta không nghĩ đến do cái gì của mấy năm trước nữa, có quá nhiều thông tin nhiễu loạn thì làm sao bây giờ. Bạn đã bao giờ khỏi một bệnh nào đó sau một thời gian ăn uống áp dụng rất nhiều thứ rồi bạn không biết khỏi do cái gì nữa chưa. Khó là khó ở chỗ đó. Lúc này thì cần một phương pháp luận.
Có nhiều phương pháp hay nhiều lăng kính để soi xét hoa quả để đưa ra kết luận tốt hoặc xấu. Điển hình nhất là thuyết về vitamin, chất này chất kia, tốt cho vấn đề này, bổ cho vấn đề kia. Các bạn có bao giờ tự hỏi vitamin là thứ chiếm bao nhiêu % trong cái quả đó không? Rồi vitamin nó có các xu hướng tính chất gì nữa không ngoài cái tính chất mà họ nói là tốt hay xấu đó?
Mới rồi có 1 bài về cháu bé uống 10-15 hộp sữa tươi mỗi ngày, và cháu phải đi cấp cứu vì bàn tay trắng bệnh, thiếu máu. Theo bài đó phân tích thì do có quá nhiều canxi, phốt pho nên ức chế việc hấp thu sắt. Giờ tui có thể cho đứa trẻ uống 1 thứ không có canxi, phốt pho và uống thêm cả bổ xung sắt mà vẫn thiếu máu thì quý vị nghĩ sao? Lúc đó chúng ta sẽ lại đi tìm một chất nào đó hay một người nào đó ép nó là kẻ gây án giống như bao vụ án cần phải có một người đóng vai hung thủ. Thì thôi, mỗi lăng kính có một cách nhìn, mỗi toàn án có một cách xét xử, tôi chỉ đang cung cấp thêm cho bạn một cách nhìn hay một công cụ điều tra mà thôi để có thể nhìn xa và tổng quát hơn - đó là lăng kính về dược tính hay ÂM DƯƠNG.
Về sữa, cho dù các bạn có tách lọc bỏ bớt canxi, phốt pho đi cho đúng chuẩn về hàm lượng các chất phù hợp với bé, thì đó cũng chỉ là một phần, còn bao nhiêu phần khác nữa để tạo lên sữa. Dược tính của sữa là hàn. Khi bị hàn lạnh thì không thể sinh ra máu huyết. Cho dù chúng ta có uống sắt thì sắt cũng thành phân mà thôi, làm gì có chuyện sắt từ bên ngoài mà chui luôn vào máu được, thế thì tiêm vào cho nhanh. Vấn để sinh ra máu là cả một quá trình phức tạp có sự tham gia của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nếu cơ thể hàn cả một quá trình lâu dài, khiến cho thức ăn không thể chuyển hóa sinh ra máu thì dẫn đến thiếu máu. Lấy vấn đề này để nói vì nó đang hot, và thực ra hoa quả có nhiều loại hàn lạnh. Nếu ăn nhiều loại hoa quả hàn lạnh, thì da dẻ cũng xanh xao nhợt nhạt, huyết áp tụt, tay chân lạnh.

Trong thực dưỡng, Âm Dương được nhìn nhận như sau:
Âm là ly tâm, tan rã, trương nở. Dương là hướng tâm, tụ kết, co rút lại.
Âm thì làm cho mọi thứ lới lỏng ra, không bị co kết, vón cục; làm mọi thứ dễ chuyển động. Nhưng âm cũng làm cho lực hay khí bị ly tán, bay biến và mất mát. Vì thế thành ra yếu mềm mất lực và tiêu biến. Giống như là bạn mở lọ nước hoa ra thì nó bay mất mùi. Việc mở nắp giống như là làm âm hoá lọ nước hoa (thay vì bịt kín đóng chặt lại - dương) và quá trình phát tán là một quá trình âm, việc mất tinh dầu giống như là mất khí. Âm là quá trình lớn lên, phát triển.
Dương thì làm cho mói thứ co chặt lại, gom lại, không bị nhũn nhão, không bị tan ra. Dương làm cho khí lực giữ lại, tụ lại và bền vững. Nhưng vì thế mà thành ta tụ kết, khó lưu thông chuyển động. Giống như là bạn gom hơi của tinh dầu tụ kết lại thành các giọt vậy. Quá trình tụ kết là một quá trình dương làm hình thành mọi thứ. Dương là quá trình bảo tồn, giữ lại và bền vững.
Lấy thêm ví dụ nữa. Một cục bột mà chúng ta thả vào nước hay đổ nước vô, gặp nước hoá âm nó tan bát và nhũn ra. Nó phát triển và to lên, trương nở ra nhưng yếu đi. Nếu đem cục bột đó sấy khô thì nó ngót đi, bé lại nhưng cứng rắn và khoẻ lên.
Quá trình âm dương nên là một quá trình cân bằng vì lệch bên nào cũng hỏng. Âm quá thì mất lực mất sức, yếu đi, ù lì. Thiếu âm thì lại còi cọc không phát triển. Dương quá thì tăng động, nói lắm, rồi co ngót quá gây tắc nghẽn u kết. Thiếu dương thì uể oải yếu mệt, xanh xao.
Dựa vào hình thái, vị trí, mùi vị, màu sắc ... mà người ta xếp hoa quả nào có mức độ âm dương như nào. Nếu dùng các thức âm quá, nhiều quá và trong thời gian dài sẽ làm ly tán mất khí bên trong, mất khí thì sinh ra lạnh bên trong. Và khi mất khí, mất dương thì giống như không còn năng lượng để vận hành.
Dựa vào tính chất âm dương thì thấy các thức âm như rau quả hoàn toàn có thể dùng để chữa các bệnh do thừa dương. Ngày nay, con người ăn uống thường bị dương quá do dùng nhiều đạm và muối (các thức dương) nên gây ra các bệnh dương u kết, tắc nghẽn, đóng cặn như u, ung thư, mỡ máu, gout, sỏi thận, cường giáp. Trường hợp này xảy ra đối với người ăn mặn. Đó là lý do có thể dùng sinh tố rau quả chữa bệnh được. Nó đóng vai trò thông tắc, phá u kết, thải độc, làm sạch hệ tuần hoàn và đường ruột. Điều này là có thật và việc này không có gì xấu.
Các loại thức ăn giàu đạm và muối làm dương hóa cơ thể
Tuy nhiên, có 2 điều tuy nhiên. Một là cũng là các biểu hiện bệnh trên hay bệnh trên nhưng lại được hình thành theo kiểu khác. Ăn các thức quá âm làm ly tán hết khí. Khí ko còn thì bên trong lạnh, lực dương bên trong cũng không còn để vận hành, cũng gây ra tắc nghẽn u kết, đóng cặn. Trường hợp này xảy ra với những người ăn chay. Chúng ta có thể gặp rất nhiều ngừoi ăn chay cũng bị gout, sỏi thận, mỡ máu... mặc dù không ăn đạm động vật và ăn cũng rất nhạt. Trường hợp này mà dùng rau quả (vốn đã ly tâm & lạnh) thì hiệu quả không cao và có thể tệ hơn vì càng ngày càng lạnh. Trường hợp này cần dùng các thức dương ấm nóng nhiều sinh khí phù hợp hơn.
Tuy nhiên thứ 2 là dùng các thức ly tâm (âm này) giống như là dùng tàu phá băng ở giai đoạn đầu. Nó là các thức tả (ly tâm khí lực) nên không nên dùng trường kỳ. Cần phải biết điểm dừng nếu không cơ thể sẽ chuyển qua giai đoạn khác - tắc nghẽn, u kết do mất khí lực. Thế nên cách chữa dùng rau quả (thức ly tâm - tả) này ban đầu có thể tốt mà về sau chưa chắc tốt, thậm chí hại. Lời khuyên là nếu dùng nên dùng một khoảng thời gian có hạn. Bao lâu thì hiện mình cũng chưa nghiên cứu được, có thể 1 năm, 3 năm sẽ chuyển qua giai đoạn khác. Nhiều người có sở thích thói quen uống các loại lá lẩu như mật gấu, chó đẻ để mát gan có thể sẽ khiến họ mắc nhiều chứng bệnh do u kết tắc nghẽn do lạnh.
Hiện nay rất nhiều người ở tình trạng lạnh trong nóng ngoài, cảm thấy bức bí, nóng, mụn bốc hoả nhưng tay chận lạnh, lạnh bụng. Trường hợp này không dùng hoa quả được.
Tóm lại, ở phần trên muốn nói 3 ý:
- Rau quả hầu hết có tính ly tâm và làm lạnh bên trong.
- Bệnh do quá âm hoặc quá dương sinh ra, 2 loại này nên có ăn rau quả khác nhau.
- Dùng rau quả có thể chữa được nhưng cần biết đủ.

Ăn hoa quả ở mức nào? Đối tượng nào?
Vì tính chất của hầu hết hoa quả là ly tán và lạnh dù nó có bao nhiêu vitamin. Mà kể cả các vitamin cũng có các xu hướng tác dụng khác nhau mà chúng ta lại bỏ qua. Tính ly tán làm cho hệ tiêu hoá nhão ra, dần mất sức sống. Tính ly tán cũng làm cho khí mất dần đi rồi cũng dẫn đến lạnh. Ngoài ra bản thân một số hoa quả ngoài tính ly tán thì còn lạnh sẵn, nghĩa là làm tổn hao khí. Đại loại để nấu một cục nước đá thì bạn phải mất nhiệt(khí) nhiều hơn.
Ăn bao nhiêu thì tuỳ thuộc vào sức khỏe của người đó. Sức khỏe ở đây là mức lửa hay nhiệt lượng của người đó. Mà người ta hay nói là bụng yếu bụng khỏe. Thường những người lạnh tay chân thì bụng cũng yếu. Cách tốt nhất để biết mình đang ăn loại nào, bao nhiêu, có hợp với mình không là để ý đại tiện. Đại tiện màu xanh, đen, nát, ướt thì đang quá nhiều các thức lạnh & ly tâm. Cần hạn chế bớt rau hoa quả.
Nhìn hình dạng phân biết được tình trạng sức khỏe của bạn
Rau quả cũng có vai trò riêng của nó, với quan điểm của mình thì không thể thiếu. Ví dụ đi ăn pizza thì cần ăn cùng salad, nhất là salad cần phải có ít rau thơm như húng, bạc hà.
Nên ăn rau thay vì ăn nhiều hoa quả. Ăn hoa quả chỉ nên ăn ở mức thưởng thức chơi chơi chứ không nên ăn nấy được để bổ, nhất là hoa quả vùng nhiệt đới. Tuy nhiên rau thì cũng thuộc dạng lạnh, ăn cũng vừa phải. Với người ăn mặn có thể kết hợp rau. Với người ăn chay bắt buộc cần có tamari & miso để tạo nhiệt, lửa bên trong và phá hàn lạnh của rau.
- Các hoa quả vùng nhiệt đới vị ngọt thường có tính nóng nên hạn chế như xoài, mít, dứa, dưa hấu, chôm chôm, sầu riêng, mận, ổi ... các loại quả ngọt này ăn thì cảm giác nóng. Đúng là nóng thật nhưng đó là giai đoạn đầu. Về sau gây lạnh bên trong do ly tán dần. Giống như ban đầu bạn uống rượu thì thấy nóng, về sau sẽ thấy lạnh do mất khí.
- Các loại quá lạnh và trệ khí như đu đủ, thanh long, cam, chanh cũng ko nên ăn nhiều.
- Các loại hoa quả vùng ôn đới hoặc mùa đông có nhiều tính dương và tốt hơn như táo, lê.
- Các loại như bưởi, nho, cherry thuộc dạng an toàn cân bằng.
Thế thì trong cuộc sống có nên ăn rau hoa quả hay không? Tất nhiên là ăn, nhưng ăn ở mức nào, đối tượng nào để hoa quả hổ trợ và nuôi sưỡng sức khỏe tốt hơn! Tin chắc rằng, thông qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có góc nhìn đúng đắng hơn về hoa quả và lựa chọn hoa quả phù hợp và mức độ ăn hợp lí.
Nguồn: Bí mật thực dưỡng
Nguồntổng hợp
Lượt xem07/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng