Bệnh mạn tính

Quy luật thức ăn trong thiên nhiên

Cập nhật1605
0
0 0 0 0
Qui luật 1: Mỗi loài vật đều có một loại thức ăn riêng.
Bò chỉ ăn cỏ
Loài bò chỉ ăn cỏ, không ăn bất kỳ thức ăn nào khác; loài cọp chỉ ăn thịt, cũng không ăn thứ gì khác; và loài người ăn hạt cốc (hay còn gọi là ngũ cốc), trong đó có gạo lứt. Bò chỉ ăn cỏ nhưng thịt của nó nhiều, xương của nó to và tim, gan, phèo, phổi, sừng, da, lông, móng… đều có đủ, không thiếu cơ quan nào. Tất cả các cơ quan, bộ phận của loài bò đều được hình thành từ cỏ. Cỏ là loại thức ăn phù hợp với hệ tiêu hóa và sự chuyển hóa của loài bò. Khi ăn cỏ vào, hệ tiêu hóa làm việc và tự chuyển hóa ra đủ các chất cần thiết cho cơ thể của con bò. Quá trình chuyển hóa này thật là tinh vi mà bộ óc con người chưa thể hiểu được. Bằng cách nào hệ tiêu hóa của con bò tạo được sự chuyển hóa này, tạo ra đủ các cơ quan, bộ phận khác nhau từ cỏ? Chưa có người nào hiểu được, các nhà khoa học cũng không thể hiểu được. Cơ thể con bò là một “nhà máy” tuyệt vời, hoàn hảo, từ một “nguyên liệu đầu vào là cỏ” mà cho ra rất nhiều “sản phẩm khác nhau”, rất sinh động. “Nhà máy” này con người không thể kiến tạo được. Tương tự, loài cọp chỉ ăn thịt và nó cũng có đủ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Đây là điều tuyệt vời của tạo hóa. Chỉ cần ăn đúng thức ăn của loài mình thì bộ máy tiêu hóa sẽ chuyển hóa thức ăn đó thành đủ các chất cho cơ thể sử dụng mà không cần ăn thêm bất kỳ thứ gì khác.
Qui luật 2: Loài này xâm phạm thức ăn của loài kia sẽ dẫn đến mất mạng.
Loài bò ăn cỏ nhưng không cho ăn cỏ mà cho ăn thịt thì liệu loài bò có sống được không? Ngược lại, cho loài cọp ăn cỏ thì loài cọp có sống lâu được không? Chắn chắn không thể. Còn nữa, loài bò ăn được cỏ nhưng không ăn được lá thầu đâu (lá xoan). Lá thầu đâu rất độc đối với loài bò nên khi ăn vào loài bò bị ngộ độc mà chết. Trong khi đó loài dê rất thích ăn lá thầu đâu. Khi ăn lá thầu đâu, loài dê còn cho nhiều sữa. Các bác nông dân muốn thu hoạch nhiều sữa thường cho dê mẹ ăn lá thầu đâu. Loài bò ăn cỏ thì sống, nhưng ăn thịt thì chết, ăn lá thầu đâu cũng chết. Loài cọp ăn cỏ của loài bò cũng chết. Rõ ràng, loài này ăn vi phạm vào thức ăn của loài khác thì không thể tồn tại được.
Những thức ăn của loài khác không hợp với hệ tiêu hóa của loài này, sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa, rối loạn sự chuyển hóa, và rối loạn các tuyến tiêu hóa. Rối loạn lâu ngày sẽ sinh bệnh, thậm chí rối loạn nhiều có thể gây mất mạng nhanh chóng. Giống như ăn uống nhầm chất độc sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa trước, sau đó mới rối loạn các hệ khác và dẫn đến mất mạng nếu không chữa trị kịp thời.
Nhìn lại, loài người hiện đang vi phạm trầm trọng hai qui luật thức ăn trong thiên nhiên. Chúng ta ăn rất nhiều món. Dùng từ mỹ miều là thức ăn loài người hiện đại rất phong phú. Con người đang ăn thịt, thức ăn của loài cọp; ăn rau củ, thức ăn của bò, dê; ăn trái cây, thức ăn của loài chim, loài khỉ… Không những thế, chúng ta còn tạo ra nhiều thức ăn khác rất đa dạng về khẩu vị và đa số không phù hợp với hệ tiêu hóa con người. Hậu quả là con người đang trả giá mất mạng dần dần thông qua bệnh tật. Vi phạm thì phải trả giá, luật thiên nhiên rất công bình. Vi phạm nhẹ thì bệnh nhẹ, vi phạm nặng thì bệnh nặng, vi phạm nặng hơn nữa thì mất mạng. Ông bà có dạy: thuận thiên thì sống, nghịch thiên thì chết. Ăn uống không hợp với tự nhiên cũng là “nghịch thiên” vậy.
Lý thuyết dinh dưỡng hiện đại bảo rằng chúng ta phải ăn đủ các nhóm chất đường, đạm, mỡ, muối khoáng, các nguyên tố vi lượng, vitamin… Lý thuyết này hoàn toàn không đúng. Đồng ý rằng trong cơ thể con ngưới có đủ các nhóm chất này và cũng lưu ý rằng trong cơ thể bất kỳ con vật nào cũng có đủ các nhóm chất này. Nên nói lại rằng trong cơ thể loài người cũng như loài vật đều tồn tại các chất đường, đạm, mỡ, nước, muối khoáng, các nguyên tố vi lượng, vitamin… chứ không phải là loài người phải ăn đầy đủ các nhóm chất này. Con bò không ăn thịt nhưng lượng thịt trong cơ thể con bò rất nhiều. Bò chỉ ăn cỏ nhưng xương của nó rất to. Như vậy chỉ cần cung cấp đúng “nguyên liệu đầu vào” của loài mình thì “nhà máy” cơ thể sẽ sản xuất đủ các “sản phẩm” để sử dụng.
Chính vì lý thuyết ăn nhiều nhóm chất này đã đẩy con người hiện đại vi phạm trầm trọng hai qui luật trên của thiên nhiên. Vi phạm thì phải bị phạt và con người bị phạt qua việc mắc nhiều loại bệnh tật. Chúng ta đang mất mạng dần dần qua bệnh tật do vi phạm hai qui luật trên nhưng có mấy ai hiểu được. Hàng ngày chúng ta vô tư ăn nhiều món, nhiều thứ và tưởng rằng đã có lý thuyết dinh dưỡng hiện đại “bảo kê”. Không biết rằng ăn càng nhiều vi phạm càng nặng hơn, bị bệnh tật càng nhiều hơn và nặng hơn. Vậy làm sao có được cuộc sống hạnh phúc?!
Tại sao gạo lứt hoặc hạt cốc là thức ăn chính của loài người?
Gạo lứt là thức ăn chính của con người
Gạo lứt, hạt cốc là thức ăn quân bình âm dương một cách tự nhiên, nên là thức ăn tốt nhất cho loài người. Cốc loại (còn gọi là hạt cốc, ngũ cốc) gồm có lúa gạo, nếp, bắp, hạt kê, bo bo, lúa mì, lúa mạch, hắc mạch, kiều mạch, yến mạch… Để tính âm dương trong thức ăn, tiên sinh G. Ohsawa (người sáng lập phương pháp thực dưỡng vào đầu Thế kỷ XX) dựa vào tỷ lệ Kali (K) trên Natri (Na) (K/Na) có trong thức ăn. K/Na = 5, thức ăn quân bình; K/Na > 5, là âm hơn; K/Na < 5, là dương hơn. Tỷ lệ K/Na trong gạo lứt là 4,5. Nên gạo lứt được xem là quân bình âm dương.
Thức ăn của loài người không do loài người tạo ra mà do tạo hóa ban tặng. Nên không ai giải thích được tại sao con người ăn gạo lứt, hạt cốc. Cũng giống như không lý giải được tại con bò ăn cỏ, máu mang màu đỏ, cây cỏ màu xanh hoặc mặt trời mọc ở hướng đông. Khi tâm chúng ta rộng bằng vũ trụ bao la thì chúng ta sẽ giải thích được những điều này. Mọi giải thích đều là sự cố gắng. Ông bà đã ví gạo là hạt ngọc trời ban cho chúng ta và đã sử dụng hạt gạo từ ngày xửa ngày xưa thể hiện qua sự tích “Bánh Chưng Bánh Dầy” thời Vua Hùng.
Gạo lứt, hạt cốc phù hợp với hệ tiêu hóa của con người. Về răng, con người có răng hàm để nhai, nghiền thức ăn dạng hạt và không có răng nanh sắc nhọn như loài ăn thịt. Trong nước bọt của con người có men amylas. Men amylas tác dụng với tinh bột của gạo lứt (cốc loại) tạo thành đường glucose và các dưỡng chất cho cơ thể. Cho nên nhai càng nhiều cơ thể được cung cấp dưỡng chất càng nhiều, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Rõ ràng, con người ăn gạo lứt là ăn thuận với qui luật thiên nhiên. Ăn nghịch với thiên nhiên thì chúng ta không thể có sức khỏe tốt được. Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải ăn đúng với thức ăn của loài người. Khi có sức khỏe tốt, trí tuệ sẽ sáng suốt. Khi trí tuệ sáng suốt, chúng ta phân định được điều đúng điều sai, điều hay điều dở, điều nào nên làm, điều nào không nên làm. Trí tuệ sáng suốt giúp chúng ta suy lường được hành động ngày hôm nay sẽ tạo ra kết quả gì trong những ngày sắp tới, trong những năm tới hoặc trong những thiên niên kỷ tới. Trí tuệ càng sáng suốt thì suy lường của chúng ta càng xa, càng rộng. Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự nghiệp.
Từ khi có nhà máy xay gạo, chúng ta mới ăn gạo xát trắng. Hạt gạo xát trắng là hạt gạo mất quân bình âm dương, nên ăn hạt gạo xát trắng trong một thời gian sẽ làm cơ thể mất quân bình âm dương theo và dẫn đến bệnh tật. Theo Đông y, bệnh là do mất quân bình âm dương trong cơ thể gây ra; chữa bệnh là lập lại quân bình âm dương. Trạng thái mất quân bình (hoặc thiên về âm hoặc thiên về dương) chủ yếu do ăn uống. Cơ thể khỏe mạnh là cơ thể quân bình âm dương. Gạo lứt (còn lớp cám bao bên ngoài) là hạt quân bình âm dương. Thường xuyên ăn gạo lứt cơ thể sẽ giữ được quân bình vì thế luôn giữ được sức khỏe tốt. Nếu lỡ bị bệnh, cơ thể bị mất quân bình, mà ăn gạo lứt một thời gian, cơ thể sẽ tự lập lại quân bình. Từ đó cơ thể khỏe mạnh và mọi bệnh tật sẽ được tiêu trừ. Việc lành bệnh nhanh hay chậm tùy thuộc sự mất quân bình của cơ thể nhiều hay ít. Mất quân bình nhiều thì cần thời gian dài hơn, mất quân bình ít thì cần thời gian ngắn hơn để bình phục.
Gạo lứt giúp con người sống vui sống khỏe
Ngoài ra việc lành bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc tâm của người bệnh có mở hay không. Tâm càng mở lành bệnh càng nhanh. Tâm mở là tâm biết vui vẻ chấp nhận bệnh tật và biết nguyên nhân bị bệnh. Nhờ đó chúng ta mới biết cách sữa chữa, khắc phục những lầm lẫn trong quá khứ để những lầm lẫn đó không lập lại trong tương lai. Tâm mở là tâm biết yêu thương, chia sẻ và thông cảm những người xung quanh, biết cảm ơn vạn vật và biết cám ơn bệnh tật đã nhắc nhớ, cảnh báo ta.
Nguồn: Thực dưỡng Khai Minh
Nguồntổng hợp
Lượt xem05/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng