Bệnh theo mùa

Một số bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè

Cập nhật854
0
0 0 0 0
Với đặc điểm nóng ấm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó lưu ý nhất là các bệnh do vius, vi khuẩn...Ở trẻ em do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng trẻ dễ mắc một số bệnh nguy hiểm.

Viêm não Nhật Bản B
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virus gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh viêm não nếu không phát hiện và điều trị kịp thời để lại di chứng thần kinh nặng nề hoặc tử vong. Các biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn. Có trẻ chậm chạp, không hoạt động, co giật rồi đi vào hôn mê. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Phòng bệnh cần cho trẻ tiêm chủng vacxin viêm não cho trẻ đúng lịch, giữ môi trường trong sạch, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi.

Sốt virut.
Khi mắc bệnh trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, viêm đường hô hấp trên như: Hắt hơi, sổ mũi, ho đờm trắng. Có thể có phát ban kèm theo thường xuất hiện sau sốt 2-4 ngày, ban lấm tấm, ngứa ít, ấn mất. Bệnh diễn biến thường lành tính. Điều trị chủ yếu bằng bù nước điện giải, hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên có một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu nhiều, buồn nôn, rối loạn ý thức...và các biến chứng khác như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản...
Sốt virut.
Tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm. Ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ < 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân- miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Tiêu chảy cấp
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải. Tùy mức độ để bù bằng đường uống hoặc truyền nước và điện giải. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
NguồnBS. Nguyễn Thị Anh Đào.
Lượt xem30/10/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng