Khỏi bệnh tật

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu – Phát hiện kịp thời để diều trị kịp lúc

Cập nhật1762
0
0 0 0 0
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, là cơ quan vô cùng quan trọng đối với sự sống của chúng ta. Gan có vai trò sản xuất mật, giúp phân hủy chất béo và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Thực hiện chuyển hóa thuốc và độc tố, cân bằng mức chất lỏng trong cơ thể thông qua sản xuất protein xử lý huyết sắc tố và lưu trữ sắt. Đồng thời, cơ quan này giúp chuyển đổi amoniac trong máu thành urê vô hại để bài tiết lưu trữ và giải phóng glucose (đường) khi cần thiết cho năng lượng. Thực hiện sản xuất cholesterol và sản xuất các yếu tố miễn dịch để chống nhiễm trùng, điều hòa đông máu
 
So sánh gan bình thường  và gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease: NAFLD) là bệnh lý về gan phổ biến trên thế giới. Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến tình trạng tích tụ mỡ trong tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) được xác định sau khi các nguyên nhân khác được loại trừ như gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan tự miễn, viêm gan C, xơ gan mật nguyên phát và bệnh Wilson.
 
Cuối con đường gan nhiễm mỡ là ung thư gan
Quá trình lắng đọng mỡ vào tế bào gan thường diễn ra một cách chậm chạp, và vì thế trong giai đoạn đầu người bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì bất thường cho đến khi tình cờ đi khám. Nếu không có chiến lược điều trị phù hợp, quá trình tích tụ mỡ tiếp tục sẽ làm hủy hoại dần các tế bào gan, khiến gan chuyển sang giai đoạn 2 là Viêm gan nhiễm mỡ (viết tắt NASH)giai đoạn 3 là xơ gan. Có một tỉ lệ khoảng 7% các bệnh nhân xơ gan không do rượu sẽ tiến triển thành bệnh lý nguy hiểm nhất là ung thư gan. Nếu phát hiện bệnh trước khi chuyển sang giai đoạn xơ gan, có thể đảo ngược tiến triển của tế bào gan bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc. Còn từ giai đoạn 3 trở về sau, tổn thương gan là không thể hồi phục.
Cuối con đường gan nhiễm mỡ là ung thư gan
NAFLD tiến triển khá chậm chạp và “có vẻ” ảnh hưởng không quá nhiều đến cuộc sống. Đây là lí do làm mọi người chủ quan về bệnh này. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, NAFLD rất hay song hành cùng với tiểu đường type 2, béo phì, hội chứng chuyển hóa và một số rối loạn nội tiết (buồng trứng đa nang, suy tuyến giáp, suy tuyến yên). Vì vậy, nếu bạn chưa biết mình có mắc những bệnh này hay không, hãy dành thời gian để kiểm tra và tầm soát chúng.
 
NAFLD và tiểu đường type 2
Một nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu đã đưa ra con số đáng kinh ngạc: Tỉ lệ mắc NAFLD ở các bệnh nhân tiểu đường type 2 lên đến 55,5%. Và tỉ lệ mắc viêm gan nhiễm mỡ không do rượu của các bệnh nhân tiểu đường là 37,3%. Điều đó có nghĩa cứ mỗi 10 bệnh nhân tiểu đường thì có 5 người bị NAFLD và 3 trong số đó đã chuyển sang giai đoạn viêm gan. Điều đáng nói là có rất nhiều người mắc tiểu đường type 2 nhưng không hề biết mình đang mang bệnh. Vì vậy, nếu bác sĩ cho bạn biết mình mắc NAFLD, hãy tầm soát tiểu đường ngay.
Các xét nghiệm để tầm soát tiểu đường type 2:
  •  Xét nghiệm đường máu lúc đói
  • Xét nghiệm HbA1c
  • Làm nghiệm pháp dung nạp Glucose
 
NAFLD và hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa (Metabolic syndrome) là tên gọi của một nhóm các tình trạng bất thường về chuyển hóa thường đi kèm với nhau, bao gồm:
  • Béo phì thể trung tâm
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn mỡ máu
  • Rối loạn đường máu
Người béo phì có nguy cơ mắc NAFLD cao
Hội chứng chuyển hóa nguy hiểm ở chỗ nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đột quỵ não và tiểu đường type 2. Đây là hội chứng của xã hội hiện đại, khi con người ít vận động thể lực và tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh cũng như thực phẩm đóng gói sẵn. Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa NAFLD với hội chứng chuyển hóa. Trong một nghiên cứu năm 2018 tại Canada, các nhà khoa học nhận thấy, bạn càng mắc nhiều tình trạng bất thường của hội chứng chuyển hóa thì nguy cơ mắc NAFLD càng cao. Khi có đủ cả 4 bất thường, 100% người bệnh sẽ mắc NAFLD.
 
Vậy thì, nếu bạn thấy mình quá mập, và bác sĩ nói rằng bạn bị gan nhiễm mỡ, hãy tầm soát hội chứng chuyển hóa nhé.
Các thăm khám và xét nghiệm để tầm soát Hội chứng chuyển hóa:
  • Đo huyết áp
  • Tính chỉ số BMI
  • Xét nghiệm Cholesterol và Triglicerid máu
  • Xét nghiệm HDL và LDL Cholesterol
  • Xét nghiệm đường máu lúc đói và HbA1c
 
NAFLD và hội chứng Đa nang buồng trứng
Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) là một rối loạn về nội tiết, chuyển hóa, di truyền rất thường gặp ở phụ nữ với hậu quả đáng ngại nhất là gây vô sinh, hiếm muộn. Các nghiên cứu cho thấy có đến 15-55% phụ nữ mắc đa nang buồng trứng cũng được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ. Nếu bạn là nữ và đang khó khăn trong việc mang thai, chẩn đoán NAFLD là cảnh báo để bạn tầm soát PCOS.

Hội chứng đa nang buồng trứng được chẩn đoán khi có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau:
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Bằng chứng về cường Androgen: béo phì, rậm lông, tóc mọc lan xuống mặt, nhiều mụn trứng cá …
  • Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm.
Điều trị NAFLD như thế nào?
Như đã nói ở phần đầu bài viết, gan nhiễm mỡ là giai đoạn đầu tiên của một quá trình tiến triển bệnh lý gan mạn tính. Nếu kịp thời phát hiện trước khi chuyển sang giai đoạn xơ gan, tổn thương tế bào gan có thể được phục hồi và “đảo ngược” quá trình.
 
Nếu bạn mắc gan nhiễm mỡ đơn thuần, chỉ cần thay đổi chế độ ăn và lối sống đã có thể giúp cải thiện vấn đề.
 
Giảm cân là mục tiêu hàng đầu đối với người thừa cân béo phì có NAFLD. Hãy lựa chọn một môn thể thao phù hợp để luyện tập hàng ngày, cũng như từ bỏ lối sống “chây lười” bên TV và smartphone. Vận động giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa tốt hơn bất cứ loại thuốc giảm cân nào.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng để khắc phục gan nhiễm mỡ, tránh thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng để khắc phục gan nhiễm mỡ. Những thức ăn cần tránh đối với người mắc NAFLD bao gồm:
  • Thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.
  • Mỡ động vật (trừ mỡ cá). Hãy thay chúng bằng dầu thực vật.
  • Các loại nội tạng động vật (gan, thận, lòng, dạ dày, tràng …)
  • Da, bì các loại động vật.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Óc động vật (óc heo, óc bò …)
  • Rượu bia. Rượu không phải nguyên nhân gây ra NAFLD nhưng nó thúc đẩy tiến triển của bệnh nhanh hơn.
  • Nước ngọt đóng chai.
Tăng cường các loại thực phẩm tươi, rau xanh, hoa quả. Nhiều thức ăn được coi như vị thuốc tự nhiên để điều trị gan nhiễm mỡ như dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi …
 
Điều trị gan nhiễm mỡ như dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi …
Đối với những người mắc NAFLD kèm theo bệnh lý khác như tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, thăm khám thường xuyên và tuân thủ điều trị là yêu cầu quan trọng. NAFLD và các bệnh lý chuyển hóa giống như “đôi bạn cùng tiến”, chúng làm nặng thêm tình trạng của nhau.
Gan nhiễm mỡ không do rượu tuy không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm khi phát hiện ra nó, nhưng cũng không nên coi nhẹ. Bệnh tiến triển lặng thầm và hủy hoại dần các tế bào gan, cũng như kéo theo nhiều tình trạng nguy hiểm khác. Hãy hiểu rõ về bệnh để không chủ quan các bạn nhé.
NguồnTổng hợp
Lượt xem21/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng