Thực dưỡng hiện đại

Dinh dưỡng hợp lý, những lời khuyên dành cho bạn

Cập nhật569
0
0 0 0 0
Ăn uống là một nhu cầu cơ bản hàng ngày của cơ thể. Chế độ ăn có đủ các chất dinh dưỡng hợp lý, cần thiết sẽ đảm bảo sự phát triển tốt cả về trí lực và thể lực của trẻ em; cũng như đảm bảo sự hoạt động và lao động sáng tạo của người lớn. 

Ăn uống có vai trò quan trọng. Vì vậy chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản nhất về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biết giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn. Từ đó có thể biết cách lựa chọn và ăn những thức ăn phù hợp với nhu cầu trong từng điều kiện và giai đoạn phát triển.
Tháp dinh dưỡng hợp lý
Thế nào là dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể 

Nhu cầu dinh dưỡng hợp lý của cơ thể thay đổi theo tuổi, giới tính, sức khoẻ và mức độ hoạt động thể lực. Một khẩu phần ăn đủ, cân đối sẽ cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển cơ thể, duy trì sự sống, làm việc và vui chơi giải trí. Nếu ãn thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu, trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng, còn người lớn sẽ bị thiếu năng lượng kéo dài. 

Ngược lại, ăn quá mức cần thiết sẽ dẫn đến béo phì, các bệnh về chuyển hoá, đái tháo đường, huyết áp cao… Người ăn quá mức tiêu hao thì sẽ tăng cân. Ngược lại, người ăn ít hơn mức tiêu hao thì sẽ bị giảm cân. Nếu năng lượng ăn cân bằng với năng lượng tiêu hao của cơ thể thì cân nặng sẽ ổn định. 

Ðối với người lớn, để đánh giá xem mức ăn vào có đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hay không, trước hết cần xác định (cân nặng nên có). Có nhiều công thức tính, nhưng đơn giản có thể lấy chiều cao (cm) trừ đi 100, rồi đem số còn lại chia 10 nhân 9. Ví dụ, một người cao 160 cm thì mức cân nên có là: (160 – 100)/ 10 x 9= 54 kg

Bữa ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng
Cơ thể chúng ta hằng ngày cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Ðể bữa ăn cung cấp đủ chất cho cơ thể, cần chế biến món ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính. 

Nhóm lương thực gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mì… là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn. 

Nhóm giàu chất đạm gồm thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa. Và nguồn đạm thực vật như đậu, đỗ, (nhất là đậu tương, và các sản phẩm chế biến từ đậu tương).

Ngoài ra, trong bữa ăn cần có nhóm giàu chất béo và nhóm rau quả.
Do mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, có thêm nhiều chất, chất nọ bổ sung chất kia, ta sẽ có bữa ăn cân đối, đủ chất.

Trung bình ngày ăn 3 bữa. Không nên nhịn ăn sáng; bữa tối không nên ăn quá no. 

Dinh dưỡng hợp lý là không nên ăn mặn 
Muối ăn là loại gia vị thường dùng hằng ngày, nhưng chỉ cần 1 lượng rất ít. Các nhà khoa học cho biết: “càng ăn mặn thì tỷ lệ cao huyết áp càng tăng”. Do đó nên hạn chế muối ăn. Tính bình quân mỗi người nên ăn mỗi tháng dưới 300gam muối (dưới 10g mỗi ngày). 

Ăn ít đường 
Ðường hấp thụ nhanh và thẳng vào máu nên có tác dụng trong trường hợp hạ đường huyết. Tuy nhiên, không nên ăn đường quá mức. Đặc biệt đối với người nhiều tuổi vì rất có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Cả trẻ em và người lớn đều không nên ăn bánh kẹo, không được uống đồ ngọt trước bữa ăn. Mỗi tháng chỉ nên ăn bình quân khoảng 500gam đường mỗi người. 

Ăn chất béo có mức độ 
Chú ý ăn thêm dầu thực vật, mỗi tháng khoảng 600gam/người. Nên thường ãn vừng, lạc. Mỗi gia đình nên có một lọ muối vừng, lạc nhạt. 

Ăn nhiều rau củ quả 
Các loại rau, củ, quả có nhiều Vitamin và chất khoáng cần thiết. Đồng thời có nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhanh việc thải các chất độc và các chất béo thừa ra khỏi cơ thể. Nên ăn rau, củ, quả hằng ngày. Đặc biệt các loại rau lá xanh và quả, củ màu vàng (đu đủ, cà rốt, bí ngô…). Những loại thực phẩm này chứa nhiều chất có khả nãng phòng chống ung thư. Cần ăn đủ 300gam rau mỗi người mỗi ngày hoặc 10kg rau mỗi người mỗi tháng. 
bổ sung nhiều chất sơ
Ðảm bảo vệ sinh thực phẩm
Ði đôi với việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, rất cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm để thức ãn không là nguồn gây bệnh. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm từ nhiều con đường: do đất và nước trong qúa trình trồng trọt; trong quá trình bảo quản và chế biến, vận chuyển. Hoặc do con người và chuột bọ tiếp xúc với thức ăn. Nên có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đại tiểu tiện. Uống nước sạch và đủ. Hạn chế uống rượu, bia và nước ngọt. 

Tổ chức chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mỗi bữa ăn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm gồm có cơm. canh, rau và món giàu đạm, có chất béo, món ăn tráng miệng và nước uống. Món ăn cần bao gồm nhiều loại thực phẩm, thường xuyên thay đổi để giúp cho ăn ngon miệng và đủ chất. 

Duy trì nếp sống năng động lành mạnh 
Muốn ăn ngon miệng, tiêu hoá tốt và khoẻ mạnh cần duy trì nếp sống năng ðộng khoẻ mạnh. Không hút thuốc. Hạn chế bia, rượu. Người ít hoạt động thể lực, sống tĩnh tại thường bị thừa cân, béo phì và dễ mắc các bệnh tim mạch. Cần tăng cường các hoạt động thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với các lứa tuổi và tình trạng sức khoẻ. 
Nguồnkhothucduong.com
Lượt xem21/11/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng